Deprecated: Function split() is deprecated in /home/tgsanvuon/domains/thegioisanvuon.vn/public_html/plugins/system/jfrouter.php on line 456 Deprecated: Function split() is deprecated in /home/tgsanvuon/domains/thegioisanvuon.vn/public_html/plugins/system/jfrouter.php on line 456 THẾ GIỚI SÂN VƯỜN Landscape Design And Build

Tử vi trấn trạch

 

 

Tôi muốn hiểu rõ hơn ý nghĩa của tranh “Tử Vi trấn trạch” thường thấy treo bên trên cửa chính của ngôi nhà như một tấm bùa. Xin xem ảnh kèm theo. (Gia Bảo – Đường Xóm Chiếu, P. 16, Q. 4, TP. HCM)

Do khuôn khổ trang báo, chúng tôi trình bày một cách rất sơ lược những dữ liệu chính sau đây, hy vọng sẽ thỏa mãn phần nào nhu cầu của bạn đọc.

1. Tín ngưỡng Tử Vi bắtnguồn từ niềm tin rằng các vì sao trên trời có tác động đến vận mệnh của con người ở trần gian. Theo Đạo giáo, Tử Vi là một trong bốn vị tôn thần chúa tể trời đất và muôn vật (Tứ Ngự). Trung Thiên Tử Vi Bắc Cực Đại Đế là chủ của các sao, giúp đỡ cho Ngọc Hoàng Đại Đế về kinh tuyến của trời và vĩ tuyến của đất, mặt trời, mặt trăng, các sao, khí hậu của bốn mùa.

Ngoài chức trách thuộc Tứ Ngự, Tử Vi còn thuộc bộ Tam Quan, gồm Thiên Quan, Địa Quan, Thủy Quan – bắt nguồn từ tín ngưỡng sùng bái tự nhiên ba cõi/tam giới: trời, đất, nước. Theo đó, Thiên Quan ban phúc, Địa Quan xá tội và Thủy Quan giải ách. Nói chung, Tam Quan là một chỉnh thể có chức trách khảo hạch việc thiện ác, xem xét công tội của con người, ghi chép thành văn bản để tâu lên trời, và Tử Vi là vị Thiên Quan có công năng ban phúc (tứ phước). Đó cũng là lý do của tập tục thờ bài vị “Thiên Quan tứ phước” trước cửa nhà của hầu hết gia đình người Hoa và một số gia đình người Việt ở xứ ta.

Như vậy, thần Tử Vi chỉ ban phước chứ không có chức năng trấn trạch.

2. Xét kỹ tranh Tử Vi trấn trạch, chúng ta thấy đây là một đồ án tích hợp Thiên Quan tứ phước (tức Tử Vi) với đồ hình bát quái và thần hổ trấn trạch.

Đồ hình bát quái và thần hổ vốn là đồ án chính yếu của “linh phù trấn trạch” phổ biến ở Bắc bộ và cũng là đồ án cấu tạo nên “Bùa nêu ông Cọp” được dùng để dán trước cửa nhà vào dịp Tết phổ biến ở Nam bộ. Cả hai đều là tranh khắc gỗ in nét đen trên giấy, thường là giấy hồng đơn, màu đỏ. linh phù trấn trạch có nội dung phong phú và hình thức mỹ thuật công phu hơn Bùa nêu ông Cọp. Tuy nhiên, nội dung cơ bản thì khá tương đồng, cũng bao gồm đồ hình bát quái, bùa Tứ tung ngũ hoành và hình thần hổ. Cái khác là linh phù trấn trạch có những câu chú bằng chữ phạn, đồ hình bát quái đính kèm danh hiệu Bát bộ kim cương của phật giáo, lại ghi phương vị của các hành kim, Hỏa, Thủy, mộc và danh mục Nhị thập bát tú… Về hình thần hổ, có hình thần hổ ngồi, lại có hình hổ được thể hiện bằng một dòng chữ phạn nối kết nhau mà thành.

Tran-trach (2)Tử Vi trấn trạch – tranh vẽ trên kính

Nói chung, hổ là con thú dũng mãnh luôn gợi lên ý tưởng về sức mạnh và tính hung dữ nhưng không chỉ hàm chứa nghĩa tiêu cực. Nó còn được sử dụng như một biểu trưng cho thế lực tốt chống lại thế lực xấu. Bộ tranh “Ngũ hổ” hay hình tượng thần hổ ta thấy ở bình phong các đình miếu, chính là biểu trưng cho khả năng trấn giữ. Tranh thờ thần hổ thường tích hợp với cờ lệnh, kiếm lệnh và đồ hình bát quái để tăng cường uy nghiêm cho công năng trấn trạch.

Tóm lại, tranh Tử Vi trấn trạch là một đồ án tích hợp công năng ban phúc của Tử Vi và công năng trấn trạch của linh phù trấn trạch/Bùa nêu ông Cọp. Nói cách khác, tranh Tử Vi trấn trạch đảm nhận chức năng kép: cầu phúc và trừ tà, đảm bảo sự an lành cho gia đình.

Ở miền Nam, tranh Tử Vi trấn trạch chủ yếu được vẽ màu trên kính (như các tranh mà bạn đã chụp); thảng hoặc mới thấy loại tranh khắc gỗ. Ở miền Bắc, Tử Vi trấn trạch thấy phổ biến trong tranh

Đông Hồ. Ngoài ra, đề tài này còn thấy ở một số điêu khắc gỗ hoặc gốm. Chúng tôi xin giới thiệu một số hình ảnh tư liệu để bạn đọc tham khảo thêm.

Tran-trach (4)
Tran-trach (3)

 

Tử Vi trấn trạch – điêu khắc gỗ Thủ Dầu Một, đầu thế kỷ 20
Huỳnh Thanh Bình

TIN TỨC LIÊN QUAN